Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Những sai lầm thường gặp khi nâng cấp PC

Đối với bất kỳ người dùng nào,việc chiếc máy tính mới cóng hôm nào sau vài năm đã trở nên ì ạch, lạc hậu là việc ít nhất sẽ gặp phải một lần trong đời. Bởi vậy, việc thay toàn bộ máy tính hoặc nâng cấp từng linh kiện đơn lẻ là một nhu cầu không thể thiếu
Tuy nhiên, có nhiều người dùng không nẵm rõ được làm thế nào để nâng cấp được máy tính đúng nhất và do đó, họ thường mắc phải sai lầm khi chọn lựa hoặc lắp ráp linh kiện. Dưới đây là những lỗi phổ biến nhất mà người dùng hay mắc phải.

Không dùng thiết bị khử tĩnh điện
Lỗi thường gặp và cũng cực kỳ phổ biến khi lắp ráp linh kiện vào máy tính là không sử dụng các thiết bị khử tĩnh điện như găng tay, vòng... Nhiều người dùng không biết đến sự cần thiết của việc này hoặc có biết thì cũng thường tặc lưỡi cho xong vì nghĩ rằng mình đã rút hết nguồn điện, và cứ thế tay không lắp linh kiện thì cũng chẳng vấn đề gì.
Tuy nhiên, bạn nên biết rằng trong cơ thễ mỗi người đều có tĩnh điện và do đó, bạn hoàn toàn có thể truyền chúng vào các linh kiện máy tính như RAM, CPU hay card đồ họa chỉ với một cái chạm nhẹ. Và kết quả là những linh kiện nhạy cảm này sẽ rất dễ bị hư hỏng. Mặt khác, việc cầm vào những sản phẩm như RAM, VGA hay ổ cứng trong thời gian dài cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của chính người dùng. Bởi vậy, hãy cố gắng trang bị cho bản thân một vòng tĩnh điện để bảo vệ cho bản thân mình cũng như các linh kiện để chuẩn bị cho quá trình nâng cấp máy tính. (Hình 01)
Hình 01 : Một loại vòng khử tĩnh điện.


Nâng cấp RAM
Lỗi lớn nhất mà những người dùng không có kinh nghiệm hoặc kiến thức thường mắc phải khi nâng cấp RAM là mua... nhầm loại. Điều này sẽ dẫn đến sự không tương thích giữa RAM cũ và RAM mới, thậm chí là giữa RAM mới và bo mạch chủ, dẫn đến những hỏng hóc không thể lường trước. Hiện nay, để dễ phân biệt, các hãng sản xuất RAM thường có các ký hiệu in trên bao bì. Do đó hãy bỏ chút thời gian để đọc các thông số này, đặc biệt là tốc độ bus (được biểu thị bằng đơn vị MHz).(Hình 02)
Hình 02
Mỗi loại RAM khác nhau về số chân cắm, dung lượng và thông số kỹ thuật, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là tốc độ bus. Lý tưởng nhất là bạn nên chọn RAM có tốc độ bus và dung lượng bộ nhớ giống hệt như thanh RAM cũ (ví dụ DDR3 1333 MHz, 2 GB). Tuy nhiên nếu không thể, hãy chọn thanh RAM mới có tốc độ bus tương đương để đảm bảo mainboard có thể nhận được RAM cũng như 2 thanh RAM sẽ chạy được với nhau (ví dụ DDR3 1333 MHz 2 GB và DDR3 1333 MHz 4 GB...). Ngược lại, nếu máy tính của bạn đang dùng thanh RAM DDR3 1066 MHz thì không nên chọn RAM có tốc độ bus cao hơn, ví như DDR3 1333 MHz.
Một sai lầm nữa của người dùng là thường không để ý đến giới hạn RAM mà máy tính có thể nhận được. Dung lượng RAM tối đa mà máy có thể nhận được phụ thuộc vào mainboard (bo mạch chủ) và hệ điều hành. Hiện nay, hệ điều hành Windows Vista trở đi đã hỗ trợ dung lượng RAM khá lớn nên yếu tố này có thể bỏ qua. Còn về mainboard, nếu bạn sử dụng các loại netbook hoặc laptop siêu mỏng thì nên hết sức lưu ý đến vấn đề này. Cách tốt nhất là đọc tài liệu kèm theo máy hoặc hỏi trực tiếp người bán.


Nâng cấp CPU
Điều đầu tiên và quan trọng nhất: Không chạm vào các chân cắm của CPU khi cầm nắm linh kiện này. Có một điều khá ngạc nhiên là các sai lầm lớn khi nâng cấp đều liên quan đến CPU. Mỗi CPU đều có hàng trăm (thậm chí đền đơn vị nghìn) chân cắm nhỏ li ti ở phía dưới để làm nhiệm vụ kết nối với mainboard khi truyền tải dữ liệu. Nếu như chỉ một chân cắm bị gãy hoặc lệch, tai họa sẽ khôn lường.
Do đó, hãy chú ý khi cầm nắm CPU để lắp ráp và đặc biệt là không dùng lực để "ép" CPU vào bo mạch chủ. Nếu trường hợp CPU không vào được bo mạch, hãy từ từ nhấc CPU, kiểm tra lại các chân cắm đã thẳng chưa, mở rộng socket trên bo mạch chủ và thử lại từ đầu. Giả dụ bạn đã chọn đúng loại CPU để nâng cấp, ngoài việc cẩn thận với các chân cắm thì những yếu tố sau cũng hết sức cần lưu ý: cắm chặt các thiết bị tản nhiệt như quạt, ống dẫn nhiệt (nếu tản nhiệt nước) hoặc bôi keo tản nhiệt đúng quy cách.
Nếu sử dụng keo tản nhiệt, nên chú ý rằng lớp keo này luôn nằm giữa CPU và các phiến tản nhiệt của quạt. Nó sẽ có nhiệm vụ dẫn nhiệt từ CPU và sau đó thoát ra ngoài qua các phiến tản nhiệt và tác động gió từ quạt. Để đảm bảo mối liên hệ giữa các thiết bị này và tránh trường hợp tạo ra điểm nóng trên bề mặt của CPU, lớp mỏng này cần phải được thoa một cách sạch sẽ, mỏng và đồng nhất. (Hình 03)
Hình 03 : Cách bôi keo "chuẩn".
Cuối cùng, hãy tránh việc sử dụng thiết bị tản nhiệt không phù hợp với CPU. Nếu như CPU mới mạnh hơn CPU cũ, điều đó có nghĩa là nó có thể tạo ra nhiều nhiệt hơn. Do đó bạn nên thay thế quạt tản nhiệt và bôi thêm keo mới, trừ phi bạn vốn đã sử dụng một hệ thống tản nhiệt cao cấp. Nếu có thể "tậu" một bộ vi xử lý có giá 300$, việc bỏ ra từ 30$ - 50$ để mua một hệ thống tản nhiệt mới nhằm bảo vệ cho linh kiện đã đầu tư cũng như toàn bộ hệ thống cũng không phải là con số quá lớn.


Nâng cấp ổ cứng
Sau RAM, ổ cứng là một trong những linh kiện máy tính dễ dàng nâng cấp nhất. Thông thường, việc khó khăn nhất khi nâng cấp ổ cứng là tháo toàn bộ ốc vít. Nguyên do của việc này là một số loại vỏ máy tính (case) thường chỉ mở được từ một phía. Trong khi đó, một số loại dây dợ hay các thành phần khác sau khi được lắp đặt đã vô tình chắn mất các vị trí mà người dùng có thể đưa tuốc-nơ-vít vào để vặn ốc. (Hình 04)
Hình 04
Cũng vì nguyên nhân này mà một số người khi lắp đặt ổ cứng thường chỉ vặn ốc một bên mà không lường trước được tác hại. Ví như khi hoạt động, ổ cứng sẽ bị rung và việc lắp đặt không cần bằng sẽ gây ra nhiều tiếng động cũng như giảm tuổi thọ của thiết bị.
Một sai lầm phổ biến mà thậm chí những người lắp đặt máy tính thành thạo cũng gặp phải, đó là sử dụng nhầm loại ốc vít. Tuy nhiên tác hại của việc này lại không hiện rõ khi sử dụng. Việc vặn ốc to hơn kích cỡ đã được khoét sẵn trên ổ cứng sẽ làm "ngoác" các chân này và khiến cho các lần lắp đặt sau khó khăn hơn.


Không chú ý đến nguồn điện. (Hình 05)
Hình 05
Nâng cấp PC cũng đồng nghĩa với việc thay thế những linh kiện cũ bằng những thành phần mới mạnh hơn và có khả năng... tốn nhiều điện hơn. Do đó, nhiều khả năng tổng điện năng tiêu thụ của toàn bộ các bộ phận như CPU, VGA, ổ cứng... sẽ vượt quá khả năng cung cấp của PSU (Power Supply Unit – bộ nguồn của máy tính). Trường hợp này hầu như xảy ra khi người dùng thay card đồ họa cũ bằng card đồ họa mới. Ví dụ: Nâng cấp từ VGA Nvidia GeForce 8600 lên GeForce GTX 295 có thể tăng lượng điện năng yêu cầu trên khe PCI-Express lên 4 lần. Tuy nhiên điều không quá ngạc nhiên là PSU thường là thiết bị hay bị "bỏ quên" nhất.
Bởi vậy khi nâng cấp PC, hãy chú ý xem lại tổng điện năng tiêu thụ của các loại linh kiện so với bộ nguồn cũ. Và nếu PSU không đủ khả năng cung cấp cho hệ thống mới, hãy thay thế ngay lập tức để tránh việc quá tải hoặc các linh kiện hoạt động không đủ điện năng, giảm tuổi thọ và hư hỏng không cần thiết.


"Chăm sóc" các loại dây và cáp nối. (Hình 06)
Hình 06
Sai lầm này cũng khá cơ bản và thường xảy ra bởi sự... vô ý và không quan tâm của người dùng khi nâng cấp máy tính. Nhiều người chỉ muốn nhanh chóng hoàn thiện việc lắm đặt để có thể khởi động hệ thống và ngay lập tức sử dụng, chơi game.
Tuy nhiên, việc để các loại dây và cáp nối đan chéo chằng chịt như mạng nhện ở phía trong vỏ máy tính là một sai lầm. Một chiếc máy tính có hệ thống tản nhiệt hoạt động tốt sẽ giúp tăng cường độ ổn định cũng như hiệu năng, đặc biệt là khi người dùng lắp thêm các linh kiện mạnh và tiêu tốn nhiều năng lượng.
Do đó, việc để dây cáp chồng chéo, dày đặc sẽ vô tình chặn các đường thoát khí ở trong lòng case. Kết quả là hệ thống sẽ nóng, tỏa nhiều nhiệt, các linh kiện không được tản nhiệt tốt cũng sẽ bị giảm tuổi thọ đáng kể. Bởi vậy, sắp xếp các loại dây và cáp nối gọn gàng sẽ làm thông thoáng không gian bên trong vỏ máy và khiến cho khí nóng có thể thoát ra dễ dàng cũng như PC hoạt động êm ả và mát hơn.
Cám ơn bạn đã đọc bài viết này!

Mainboard: không nhận USB

[DucKienIT.com] Bài viết này dành cho Main không nhận tất cả các cổng USB. Nhiệm vụ các chân của USB cũng tương tự như bàn phím và chuột. (Hình 01)

Hình 01

Điểm khác biệt "rất quan trọng" là bàn phím và chuột PS/2 là do chip SIO quản lý còn các cổng USB là do "chipset Nam" trược tiếp quản lý:
Sơ đồ nguyên lý: (Hình 02)

Hình 02

Theo sơ đồ này thì ta thấy nó không khác gì với keyboard và mouse nên hư hỏng và cách xử lý thì hoàn toàn giống như keyboard và mouse.
1. Mất nguồn 5V (đứt cầu chì hoặc đứt mạch)
2. Các tụ lọc nhiễu bị rĩ (xả bỏ. (Hình 03)
Hình 03

3. Các đường data bị gián đoạn. <– dò mạch tìm thôi.
4. Hở hoặc lỗi chipset Nam (Cẩn thận nhé)
Cái khác duy nhất mà quan trọng nhất là "chipset Nam" quản lý đã nêu ở trên.
Chú ý: Cần thận trọng khi "thao tác" với chipset Nam, vì nó có thể làm cho mainboard thậm chí "không còn kích được nguồn" và không chạy luôn.
"Lý thuyết" này ứng dụng cho cả PC và laptop.
Nguồn: Lqv77.com

Hướng dẫn tháo laptop Toshiba L510 - B402

[DucKienIT.com] Cách tháo laptop Toshiba L510 - B402 và thay kem tản nhiệt mới:

Máy toshiba này tháo cũng đơn giản, chỉ cần ta cẩn thận chút thôi. Nên quan sát kỹ lúc tháo máy để tránh hỏng hóc, kiểm tra kỹ từng bước nhé. ^.^

* Các bước tháo: (mình chỉ tóm tắt các bước tháo máy thôi, để tháo cho an toàn bạn nên xem hình và đọc phần ghi chú phía dưới nhé)
1. Lấy Pin ra trước khi tiến hành tháo máy.
2. Tháo phần nắp đậy che ổ cứng (HDD) và Ram.
3. Tiến hành lấy HDD và Ram ra khỏi Main.
4. Vặn tháo tất cả các ốc vít ở phần đế máy gắn với phần nắp đậy phía trên (nhớ kiểm tra kỹ đã vặn ra hết chưa nhé).
---- Đến đây là xong phần đế máy, tiếp theo lật phần mặt nắp máy có bàn phím và chuột touchpad để tháo ----
5. Lấy nắp đậy ốc vít bàn phím và tháo bàn phím ra.
6. Tháo rắc kết nối nút power, loa, chuột touchpad và ốc vít giữ nắp trên với đế.
7. Nậy các chốt giữ nắp và đế máy để tháo rời nắp máy ra.
---- Kết thúc việc tháo nắp trên máy, ta tiếp tục tháo main ra khỏi đế máy ----
8. Tháo tất cả chốt kết nối với main ra ngoài.
9. Tháo ốc giữ đế máy mà main, quạt tản nhiệt (kiểm tra kỹ còn sót ốc vít nào giữ 3 cái này với nhau ko nhé).
10. Rút main ra khỏi đế máy.
11. Tháo ốc vít giữ quạt tản nhiệt với main ra và rút cả rắc điện cho quạt trên main.
12. Tháo các ốc vít giữ nhôm tản nhiệt cpu và gpu. Lấy kem tản nhiệt cũ ra và bôi kem tản nhiệt mới vào, lau chùi bụi bám quạt tản nhiệt, nếu quạt rít thì bôi thêm (mỡ, dầu nhớt) vào cho nó chạy trơn tru nhé.

* Các bước ráp lại máy sau khi tháo ra:
1. Ráp nhôm tản nhiệt vào main và vặn khóa các ốc vít cpu, gpu. Sau đó ráp quạt tản nhiệt, gắn rắc điện cho quạt và vặn ốc cố định với main.
2. Gắn main vào đế máy, vặn các ốc giữ quạt tản nhiệt, mạch kết nối với pin và main với đế máy.
3. Gắn các dây kết nối màn hình, rắc sạc, usb, webcam,...
4. Gắn card wifi và 2 dây kết nối, vặn ốc cố định card với main.
5. Ráp ổ đĩa và vặn 2 ốc giữ cố định.
6. Ráp nắp máy cẩn thận cho các khớp đế và nắp khớp nhau, tránh để các dây power, loa, chuột touchpad ko bị cấn. Gắn rắc power, loa, chuột touchpad.
7. Vặn ốc giữ nắp máy và đế (bên gốc phải). Gắn rắc kết nối bàn phím vào main, và ráp bàn phím vào nắp máy, vặn ốc giữ chặt bàn phím. Ráp nắp nhựa che ốc tháo bàn phím.
8. Lật mặt đế máy lên, gắn HDD và ram vào main. Vặn ốc giữ chặt đế máy với nắp máy. Ráp pin vào và bật máy để kiểm tra.

Hình hướng dẫn tháo máy, và ghi chú rõ ràng cho các bạn tiện theo dõi tháo máy cho an toàn. :)
Bước 1:


Tháo pin, lấy nắp che HDD và ram (bằng cách vặn tháo ốc giữ), tháo HDD (kéo tịnh tiến theo hướng mũi tên đỏ), Ram (đẩy nhẹ 2 chốt giữ theo hướng mũi tên xanh, ram sẽ tự động bung lên để ta rút ra). Vặn tháo tất cả các ốc mặt đế máy, kiểm tra kỹ để ko bị sót nhé.
Bước 2:



Lật mặt trên máy, tháo nắp che phần ốc giữ bàn phím ra, rút bàn phím nhẹ đặt lên phía trên, cẩn thận bước này để ko bị đứt cáp bàn phím. Tháo chốt giữ cáp và rút cáp + bàn phím ra ngoài. Tháo luôn ốc giữ nắp máy (khoanh tròn đỏ gốc phải hình). Rút luôn cáp chuột touchpad ra.
Bước 3:


Tháo rắc kết nối nút power và loa ra.
Bước 4:

Nậy các khớp nắp máy và đế máy ra để lấy nắp máy ra ngoài hoàn toàn.
Bước 5:

Vặn tháo ốc giữ ổ đĩa và rút ổ đĩa ra ngoài.
Bước 6:

Vặn ốc giữ card, rút rắc kết nối và tháo card wifi ra ngoài.
Bước 7:

Tháo tất cả các rắc kết nối với main (tương tự tháo rắc power và rắc loa).
Bước 8:


Tháo chốt giữ main, quạt tản nhiệt với đế máy ra ngoài (kiểm tra kỹ xem còn sót con ốc vít nào giữ 3 bộ phận này với nhau ko nhé)
Bước 9:



Sau khi đã kiểm tra là tháo hết các ốc vít giữ quạt và main với đế máy thì ta rút main ra khỏi đế (bước này cũng cần cẩn thận, rút main từ từ để ko bị kẹt hư vỏ máy và main).
Bước 10:




Ta tháo quạt tản nhiệt ra, tiếp đến là nhôm tản nhiệt.
Sau đó lấy kem tản nhiệt cũ và bôi kem tản nhiệt mới vào phần tiếp xúc giữa nhôm tản nhiệt và cpu, gpu (trong hình máy mình bị khô kem tản nhiệt cứ như là đất sét nặng ^.^)
Test máy với kem mới thì nhiệt độ thấp hơn chút :D

Chúc các bạn làm tốt :)

5 thủ thuật hay dành cho Facebook



[DuckienIT.com] Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường hợp và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Press Release Distribution